THIẾT KẾ PHÒNG TẮM, NHÀ VỆ SINH ĐẸP KHIẾN BẠN ĐIÊU ĐỨNG
Trong bất cứ một ngôi nhà ở nào từ căn biệt thự xa hoa, căn chung cư căn hộ cao cấp hay các ngôi nhà mặt phố sang trọng cho đến những ngôi nhà cấp 4 đơn giản dù lớn hay nhỏ cũng không thể thiếu không gian khu phòng tắm và nhà vệ sinh đẹp.

Các tiêu chuẩn thiết kế, bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm đẹp trong nhà

Tiêu chuẩn kích thước thiết kế nhà vệ sinh đẹp

- Đối với nhà vệ sinh diện tích nhỏ

Khi thiết kế mẫu nhà vệ sinh, phòng tắm nhỏ hẹp sẽ có diện tích trong khoảng 2,5m2 đến 3m2. Với diện tích như vậy bạn có thể thiết kế vòi tắm sen, chậu rửa mặt và bồn cầu. Khi bố trí cần khéo léo để tránh trường hợp bị chồng chéo, có thể tách lavabo ra ngoài để hai người có thể sử dụng phòng tắm cùng một lúc.

- Đối với nhà vệ sinh diện tích vừa

Khi xây nhà tắm đẹp, nhà vệ sinh gia đình có diện tích vừa sẽ nằm trong khoảng 4m2 đến 6m2. Với diện tích này bạn dễ dàng bố trí thêm một số đồ nội thất như tủ đựng nhỏ trong phòng tắm, bồn tiểu nam,...

Thường những mẫu thiết kế phòng tắm, nhà vệ sinh có diện tích vừa và nhỏ sẽ phù hợp với mẫu nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống.

Thiết kế nhà vệ sinh, phòng tắm với diện tích vừa cũng đầy đủ tiện nghi

Thiết kế nhà vệ sinh, phòng tắm với diện tích vừa cũng đầy đủ tiện nghi

- Đối với nhà vệ sinh diện tích rộng

Khi thiết kế phòng tắm lớn thường sẽ có diện tích khoảng 10m2 trở nên, với diện tích này bạn có thể trang trải đủ các thứ đồ nội thất hiện đại, tiện nghi để phục vụ cho nhu cầu của mình như xông hơi, có bồn tắm, sấy tay,...hoặc có thể trang trí thêm tranh ảnh và cây xanh tùy thích.

Chiều cao lắp đặt lavabo phù hợp

Độ cao lắp đặt lavabo (chậu rửa mặt) chuẩn sẽ là 80-85cm, chiều cao này sẽ tránh được tình trạng bị văng nước. Không nên thiết kế thấp hơn vì điều đó sẽ khiến bạn bị mỏi lưng khi cúi người xuống quá thấp.

Để thiết kế toilet đẹp thì bạn đừng quên bố trí lavabo gần cửa, không nên bố trí quá sâu trong nhà tắm. Kích thước đặt lavabo tính từ mặt sàn nhà vệ sinh đến mặt chậu thích hợp với người Việt Nam như sau:

  • Đối với người lớn: 0,8-0,85m
  • Đối với trẻ em: 0,5-0,6m

Phân khu chức năng nội thất toilet, nhà tắm đẹp

Thường nhìn vào các bản vẽ nhà vệ sinh phòng tắm đẹp từ giá rẻ đến cao cấp, bạn sẽ thấy có ba khu chức năng cơ bản đó là rửa - cầu - tắm. Trong đó, phân chia làm 2 khu đó là khu khô (rửa và cầu) và khu ướt (tắm).

Sự phân định không gian có thể thông qua việc bố trí thiết bị, phụ kiện nhà tắm đẹp hoặc có thể sử dụng ngăn cách không gian bằng vách ngăn kính, rèm.

Phân khu chức năng nội thất toilet, nhà tắm đẹp

Phân khu chức năng nội thất toilet, nhà tắm đẹp

Chú ý việc bố trí thiết kế nội thất phòng wc, nhà vệ sinh, phòng tắm tiêu chuẩn tối thiểu khi khu vực chậu rửa ở gần cửa, tiếp theo là cầu và sau cùng là tắm. Nếu trong trường hợp phòng thì phòng wc đẹp sẽ được bố trí thiết bị ở 3 góc, góc còn lại là cửa, mỗi cạnh trung bình khoảng 2m.

Thiết kế phòng tắm, nhà vệ sinh phù hợp phong thủy

- Không được thiết kế nhà vệ sinh phòng tắm ở hướng Nam, Tây Nam và Đông Bắc bởi đây là những hướng xấu sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tài vận cho gia chủ. Ngoài ra, những hướng này còn có hỏa khí nặng, xung khắc với nhà vệ sinh.

- Kiêng kỵ việc thiết kế nhà tắm đẹp đặt ở trung tâm của ngôi nhà, gây ảnh hưởng mất mỹ quan và phong thủy khiến sức khỏe và vận khí của cả gia đình suy yếu.

- Khi thiết kế nhà tắm nhà vệ sinh không được để cửa đối diện cửa ra vào phòng ngủ và giường ngủ.

- Khi thiết kế nhà vệ sinh tầng 1 hay tầng 2 có hai nhà vệ sinh, cần chú ý thiết kế kiểu quay lưng 2 nhà vệ sinh vào nhau.

Thiết kế phòng tắm, nhà vệ sinh phù hợp phong thủy

Thiết kế phòng tắm, nhà vệ sinh phù hợp phong thủy

- Hướng bồn cầu không nên đặt trùng với hướng nhà, trực xung với giường, bếp nấu hay quay về hướng Bắc. Hướng bồn cầu tốt nhất là hướng chéo hoặc vuông góc với cửa nhà vệ sinh.

- Không thiết kế nhà tắm trong phòng ngủ hay thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ sẽ gây ảnh hưởng đến mỹ quan cũng như phong thủy, khiến toàn bộ ngôi nhà bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe và vận khí của gia đình.

- Mặt nền nhà vệ sinh phòng tắm phải sạch, thoáng, an toàn

- Không thiết kế nhà vệ sinh tầng 2 nằm trên phòng ngủ tầng dưới, theo phong thủy đó là hung khí khiến người ngủ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Một số lưu ý khi thiết kế nội thất nhà vệ sinh, phòng tắm đẹp

-  Vị trí chiều cao vòi sen và bát sen: vòi sen có chiều cao tiêu chuẩn từ 7,7m đến 8m và bắt sen vừa tầm tay với khoảng 1m6 đến 1m8, không nên thiết kế quá cao vì tay bạn sẽ gặp phải sự cố.

- Vị trí thiết bị phụ: Lắp đặt thiết bị đặt giấy toilet không nên quá xa bồn cầu, giá treo khăn không quá gần chỗ đứng tắm.

- Không nên trồng quá nhiều cây cối trong nhà tắm bởi điều đó sẽ tạo môi trường thuận lợi cho muối và vi khuẩn phát triển.

- Chú ý lựa chọn những vật liệu có độ nhám vừa phải, tránh trường hợp dễ bám dơ và khó chùi rửa. Hãy lựa chọn sàn phòng tắm là vật liệu có độ bền cao, không bay màu gạch lát, không bị ố màu và bị mài mòn,...

- Theo Tư vấn thiết kế nội thất nên lựa chọn những loại gỗ chịu được nước như HDF (gỗ nhân tạo), căm xe,...

- Khi thiết kế mẫu nhà tắm, nhà vệ sinh ngoài trời đẹp cũng tốt nhưng cần chú ý bảo dưỡng phòng tắm sao cho tốt bởi phòng tắm là nơi ẩm thấp dễ có muỗi và côn trùng ngoài trời bay vào.

Một số lưu ý khi thiết kế nội thất nhà vệ sinh, phòng tắm đẹp

Một số lưu ý khi thiết kế nội thất nhà vệ sinh, phòng tắm đẹp

- Cửa nhà vệ sinh nên lựa chọn kích thước chiều cao tiêu chuẩn khoảng 1.9 m – 2.1 m – 2.3 m và chiều rộng tương ứng là 0.68 m – 0.82 m – 1.02 m, sẽ giúp thuận tiện cho việc đi lại.

- Kích thước gạch lát nền để thiết kế phòng tắm đẹp nên sử dụng kích thước 20 x 20 cm và  gạch ốp tường có thể sử dụng 20×20 cm hoặc 20×30 cm.

- Không ốp gạch lên sát trần, hãy sử dụng sơn bạn nhé và chiều cao tối thiểu của trần là 2.2 m.

- Tất cả các phòng vệ sinh đều nên có quạt thông gió.

Copyright © 2020 Boaoceramics. All Rights Reserved.
Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn